Menu
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm

Truyền Nhiễm

Trang Chủ/Tài Liệu/Nội Khoa/Chuyên Khoa Hệ Nội/Truyền Nhiễm

Điều Trị Suy Hô Hấp Cấp Ở Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết – Bộ Y Tế

Hướng Dẫn Chẩn Đoán & Điều Trị, Bộ Y Tế

Suy hô hấp cấp thường gặp trong sốc nặng, sốc kéo dài.

1. Nguyên nhân

(1) Toan chuyển hóa

(2) Quá tải, phù phổi

(3) Tràn dịch màng phổi – màng bụng lượng nhiều

(4) Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)

(5) SXHD thể não

2. Triệu chứng

Bệnh nhân có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm ngực, tím tái, SpO2 < 92%.

3. Điều trị

– Thở oxy: tất cả các người bệnh có sốc cần thở oxy gọng kính.

– Điều trị quá tải, phù phổi nếu có (xem phần điều trị dư dịch, phù phổi).

– Điều trị toan chuyển hóa nặng nếu có: Natri bicarbonate 4,2% 2ml/kg tĩnh mạch chậm.

– Thở không xâm lấn áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) hoặc thở máy không xâm lấn khi thất bại oxy (không áp dụng cho xuất huyết thể não). Thông số ban đầu áp lực 4-6cmH2O và FiO2 40-60%, sau đó tăng dần áp lực 10cmH2O và FiO2 100%.

– Đặt nội khí quản thở máy khi:

* Sốc SXHD kèm suy hô hấp.

+ Thất bại với CPAP + dẫn lưu dịch màng bụng theo chỉ định.

+ Phù phổi/quá tải + thất bại CPAP, vận mạch.

+ ARDS + thất bại CPAP.

+ Thất bại CPAP tràn dịch màng bụng hoặc màng phổi lượng nhiều vào N3,4, đầu N5 của bệnh.

+ Đang thở CPAP + tổn thương gan nặng (men gan tăng > 1000U/L hoặc tăng dần).

+ Đang sốc còn thở nhanh, rút lõm ngực với NCPAP kể cả khi SpO2 ≥ 95%, (tốc độ dịch ≥ 7ml/kg/giờ trong nhiều giờ).

* SXHD thể não kèm suy hô hấp:

+ Suy hô hấp thất bại với thở oxy.

+ Ngưng thở hoặc cơn ngưng thở.

* Thông số ban đầu:

+ Chế độ: Kiểm soát áp lực

+ Tần số thở:

  • Trẻ nhũ nhi: 25-30 lần/phút.
  • Trẻ nhỏ: 20-25 lần/phút.
  • Trẻ lớn: 16-20 lần/phút.

+ I/E: 1/2

+ PEEP: 6-8 cmH2O

+ IP: 10-20 cmH2O
(Điều chỉnh để đạt thể tích khí lưu thông: 6-8ml/kg)

+ FiO2: 60-100%

* Khi có tăng áp lực ổ bụng nặng, có thể tăng

PEEP ≤ áp lực ổ bụng (thường = 1/2 ALOB)

PIP = IP + PEEP ≤ 30 + 1/2 áp lực ổ bụng (cmH2O)

ARDS: Xem xét thở máy với chiến lược bảo vệ phổi (Vt 6ml/kg, PEEP 8-16 cmH2O).

– Chọc hút màng bụng và chọc hút màng phổi:

+ Cần hạn chế do nguy cơ xuất huyết ổ bụng, tràn máu màng phổi nặng có thể tử vong.

+ Phải điều chỉnh rối loạn đông máu trước khi chọc: truyền huyết tương tươi, kết tủa lạnh, tiểu cầu để phòng ngừa biến chứng chảy máu khi chọc hút.

* Chọc hút – dẫn lưu màng bụng:

+ Chỉ định:

(1) Suy hô hấp thất bại với thở NCPAP kèm tràn dịch màng bụng lượng nhiều có dấu hiệu chèn ép (siêu âm bụng: dịch ổ bụng nhiều, cơ hoành nâng cao, kém hoặc không di động) và áp lực ổ bụng cao > 27 cmH2O.

(2) Bệnh nhân thở máy: Áp lực ổ bụng > 34 cmH2O kèm áp lực tưới máu ổ bụng < 60mmHg và thông số thở máy cao (PEEP: 14-16 cmH2O kèm IP: 28-30 cmH2O mà Vt < 6ml/kg).

+ Đo áp lực ổ bụng gián tiếp bằng phương pháp đo áp lực bàng quang qua cột nước hoặc monitor:

  • Tư thế: nằm ngửa, đầu cao.
  • Vị trí: đường giữa, 2-3cm dưới rốn.
  • Đâm kim luồn số 16-18G có gắn ống tiêm 20ml thẳng góc với mặt da, vừa đâm vừa hút đến khi thấy dịch chảy ra ống tiêm.
  • Gỡ ống tiêm, rút nòng kim cùng lúc đẩy nhẹ catheter vào sâu trong khoang màng bụng. Gắn ba chia và ống tiêm.
  • Hút dịch qua ống tiêm sau đó có thể gắn vào hệ thống dẫn lưu ổ bụng kín (dùng túi dẫn lưu kín nước tiểu).
  • Ngừng dẫn lưu khi không hoặc ít dịch chảy ra.
  • Rút kim luồn, ấn chặt 5-10 phút sau đó băng ép để dịch không rỉ qua vết thương.

* Chọc hút màng phổi:

+ Chỉ định: tràn dịch màng phổi lượng nhiều có dấu hiệu chèn ép phổi (phế âm giảm hoặc mất hẳn, X-quang: mờ hơn 1/2 hoặc toàn bộ phế trường, siêu âm: lượng dịch màng phổi nhiều hoặc phổi bị co nhỏ lại) gây suy hô hấp.

+ Kỹ thuật: Đòi hỏi bác sĩ nhiều kinh nghiệm vì tai biến tràn máu màng phổi, có thể đặt nội khí quản thở máy nếu có điều kiện.

  • Tư thế: nằm đầu cao.
  • Vị trí: khoang liên sườn 4-5 đường nách giữa, ngang vú.
  • Đâm kim luồn số 18 – 20G, có gắn ống tiêm 20ml thẳng góc với mặt da, bờ trên xương sườn dưới (để tránh tổn thương mạch máu và thần kinh nằm ở bờ dưới xương sườn) vừa đâm vừa hút đến khi thấy dịch chảy ra ống tiêm. Gỡ ống tiêm. Rút nòng kim cùng lúc đấy nhẹ catheter vào sâu trong khoang màng phổi. Gắn ba chia và ống tiêm.
  • Hút dịch chậm qua ống tiêm.
  • Ngừng hút dịch khi không hoặc ít dịch chảy ra.
  • Không dẫn lưu màng phổi.

Tags:Chọc Hút Màng BụngChọc Hút Màng PhổiDẫn Lưu Màng BụngSốt Xuất HuyếtSuy Hô Hấp

Bạn đánh giá bài viết này như thế nào?

Like!  Dislike!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
  • Hướng Dẫn Điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue Nặng 2019 – Bộ Y Tế
  • Hướng Dẫn Điều Trị Sốt Xuất Huyết Dengue 2019 – Bộ Y Tế
  • Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Phân Độ Sốt Xuất Huyết Dengue 2019 – Bộ Y Tế
  • Cấp Cứu Ban Đầu Sốc Nhiễm Khuẩn – Phác Đồ BV Bạch Mai
Leave A Comment Hủy

Search
MỤC LỤC
  • 1. Nguyên nhân
  • 2. Triệu chứng
  • 3. Điều trị
CHUYÊN MỤC
  • Nội Khoa
    • Cấp Cứu – Hồi Sức – Chống Độc
    • Tim Mạch
    • Hô Hấp
    • Tiêu Hóa
    • Thận Tiết Niệu
    • Thần Kinh
    • Nội Tiết
    • Dị Ứng Miễn Dịch
    • Huyết Học
    • Cơ Xương Khớp
  • Ngoại Khoa
    • Bỏng
    • Ngoại Cấp Cứu
    • Ngoại Tiêu Hoá
    • Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
    • Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch
    • Ngoại Thần Kinh
    • Ngoại Tiết Niệu
  • Sản Phụ Khoa
    • Sản Khoa
    • Phụ Khoa
    • Hiếm Muộn
    • Kế Hoạch Gia Đình
  • Nhi Khoa
    • Nhi Cơ Sở
    • Nhi Sơ Sinh
    • Nhi HSCCCĐ
    • Nhi Hô Hấp
    • Nhi Tiêu Hoá
    • Nhi Tim Mạch
    • Nhi Thận Niệu
    • Nhi Nhiễm
    • Nhi Huyết Học
  • Chuyên Khoa Khác
    • Da Liễu
    • Gây Mê Hồi Sức
    • Răng Hàm Mặt
    • Lao
    • Lão Khoa
    • Nam Khoa
    • Nhãn Khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Tâm Thần
    • Ung Bướu
  • Y Học Cơ Sở
    • Giải Phẫu Học
    • Sinh Lý Học
    • Hóa Sinh
    • Di Truyền Y Học
    • Dược Lý Học
    • Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
    • Giải Phẫu Bệnh
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y Tế Công Cộng
GIÁO TRÌNH NỘI
  • Triệu Chứng Học Nội
    • Nội Cơ Sở – ĐH Y Hà Nội
    • Triệu Chứng Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Nội
GIÁO TRÌNH NGOẠI
  • Triệu Chứng Học Ngoại
    • Triệu Chứng Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Ngoại Cơ Sở – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Ngoại
    • Bệnh Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Ngoại – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Ngoại
GIÁO TRÌNH SẢN NHI
  • Giáo Trình Nhi Khoa
    • Bài Giảng Nhi – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Nhi – ĐHYD TPHCM
  • Giáo Trình Sản Phụ Khoa
    • Bài Giảng Sản – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Sản – ĐHYD TPHCM
  • Giới Thiệu | Điều Khoản Sử Dụng | Chính Sách Bảo Mật | Cộng Tác Viên | Ủng Hộ | Liên Hệ

    WEBSITE THƯ VIỆN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN DÀNH RIÊNG CHO CÁN BỘ Y TẾ.
    ĐỀ NGHỊ QUÝ VỊ BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý ÁP DỤNG CHỮA BỆNH. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU CÓ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC XẢY RA!
    © Copyright 2016 - 2019 ThuVienYHoc.Com. All Rights Reserved.