Menu
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm

Tim Mạch

Trang Chủ/Tài Liệu/Nội Khoa/Giáo Trình Nội Khoa/Bệnh Học Nội/Bệnh Học Nội - ĐHYD TPHCM

Hẹp Van Hai Lá – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

BM Nội - ĐHYD TPHCM, Bệnh Học Nội Khoa, NXB Y Học, 2012.

PHẦN 1: NGUYÊN NHÂN - GPB HẸP VAN 2 LÁ

Contents

  • PHẦN 1: NGUYÊN NHÂN - GPB HẸP VAN 2 LÁ
  • PHẦN 2: SINH LÝ BỆNH HẸP VAN 2 LÁ
  • PHẦN 3: TRIỆU CHỨNG HẸP VAN 2 LÁ
  • PHẦN 4: BIẾN CHỨNG & CHẨN ĐOÁN HẸP VAN 2 LÁ

I. ĐẠI CƯƠNG

Hẹp van hai lá xảy ra khi có sự tắc nghẽn dòng máu chảy xuyên qua van hai lá trong thời kỳ tâm trương. Trong 99% trường hợp van hai lá hẹp được phẫu thuật có nguyên nhân là hậu thấp, tuy nhiên có nhiêu bệnh nhân không ghi nhận tiền sử thấp khớp (khoảng 30% trường hợp), vì có nhiều trường hợp bệnh không biểu hiện ở khớp. Khoảng 2/3 số bệnh nhân hẹp van hai lá là nữ.

Hẹp hai lá đơn thuần chiếm khoảng 25% và hẹp hở hai lá phổi hợp xảy ra trong khoảng 40% bệnh nhân bệnh tim do thấp. Tổn thương đa van gặp trong 38% bệnh nhân hẹp van hai lá, với van động mạch chủ bị ảnh hưởng khoảng 35% và van ba lá trong khoảng 6%. Van động mạch phổi hiếm khi bị ảnh hưởng.

II. NGUYÊN NHÂN

– Thấp tim: thường gặp nhất.

– Bẩm sinh: van hai lá hình nhảy dù…

– Vôi hóa lá van hai lá, vòng van hai lá.

– Biến chứng của carcinoid ác tính.

– Lupus, viêm đa khớp dạng thấp.

– Điều trị với methysergide (hiếm gặp).

– Lắng tụ amyloid trên van tim hậu thấp có thể góp phần làm tắc nghẽn dòng máu qua van hai lá.

– Khiếm khuyết biến dưỡng di truyền (bệnh Hunter-Hurler, bệnh Fabry, bệnh Whipple).

III. GIẢI PHẪU BỆNH

1. Giải phẫu học van hai lá bình thường

Phức hợp van hai lá gồm hai lá van, vòng van, dây thừng gân, cột cơ. Lỗ van hai lá hơi hình bầu dục gồm hai lá van. Lá trước giữa lớn, di động dễ, liên tục với mô nâng đỡ lá không vành và lá vành trái của van động mạch chủ. Lá sau bên, nhỏ, ít di động, dính liền với thành nhĩ trái. Van mở đủ rộng để máu từ nhĩ trái xuống thất trái trong thời kỳ tâm trương và đóng kín không cho máu từ thất trái trào ngược trong thời kỳ tâm thu nhờ các thành phần sau đây: hai lá van dính vào một vòng sợi có tính đàn hồi như cơ vòng thu nhỏ diện tích lỗ van khi hai lá van đóng lại, bờ dưới hai lá van có các dây thừng gân dính neo vào hai cột trụ thẳng đứng phát xuất từ 1/3 dưới thành thất trái, do đó suốt cả thời kỳ tâm thu, các dây thừng gân căng thẳng, các cột trụ co cứng nên các bìa van luôn áp sát vào nhau, không bị lật ngược lên trên.

2. Tổn thương của van hai lá do thấp tim

Tổn thương của van hai lá do thấp tim gồm:

  • Lá van dầy do mô xơ và/hoặc do lắng tụ chất vôi.
  • Các mép van bị dính, bìa van dày, cuộn lại làm van hai lá có hình phễu cứng, và lỗ van hai lá có dạng như “miệng cá” nằm sâu trong lòng thất trái.
  • Dây thừng gân dính lại, co rút.

Theo một thống kê thì dày mép van đơn thuần chiếm 30%, dày lá van đơn thuần 15%, dày dây thừng gân 10% và dày hai hay ba thành phần trên 45%.

Mặc dù những tổn thương trên đầu tiên là do thấp, nhưng nguyên nhân của những thay đổi về giải phẫu sau đó của van hai lá trên hẹp van hai lá nặng hãy còn đang được bàn luận. Có thể là một quá trình không đặc hiệu do dòng máu bị thay đổi khi chảy ngang qua van đã biến dạng trước đó gây chấn thương lá van, hoặc cũng có thể do quá trình thấp diễn tiến âm ỉ hoặc một quá trình tự miễn mạn tính do phản ứng chéo giữa protein của vi khuẩn streptococcus và mô van.

Sự vôi hóa trên van hai lá đã bị hẹp gây bất động lá van và làm hẹp thểm lỗ van. Sự hình thành huyết khối và thuyên tắc mạch có thể phát sinh từ chính van đã bị vôi hóa nhưng thường gặp hơn là phát sinh từ nhĩ trái dãn trên những bệnh nhân rung nhĩ. Lớn nhĩ trái và rung nhĩ có thể sinh ra huyết khối ở nhĩ, góp phần gây ra thuyên tắc mạch với tần suất xuất hiện cao (20%) trên bệnh nhân hẹp hai lá không được điều trị kháng đông.

Continue: PHẦN 2: SINH LÝ BỆNH HẸP VAN 2 LÁ

Tags:Bệnh Học Nội Khoa - ĐH Y Dược TPHCMBiến Chứng Hẹp Van 2 LáBM Nội - ĐH Y Dược TPHCMChẩn Đoán Hẹp Van 2 LáĐH Y Dược TPHCMĐiều Trị Hẹp Van 2 LáHẹp Van 2 LáNguyên Nhân Hẹp Van 2 LáSinh Lý Bệnh Hẹp Van 2 LáTổn Thương Van 2 Lá Do ThấpTS. BS. Tạ Thị Thanh Hương

Bạn đánh giá bài viết này như thế nào?

2 Like!  Dislike!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
  • Cập Nhật Chẩn Đoán Và Điều Trị Thuyên Tắc Phổi Theo ESC & ERS 2019
  • Cấp Cứu Đau Ngực Cấp – Phác Đồ BV Bạch Mai
  • Tăng Huyết Áp: Nguyên Nhân, Sinh Bệnh Học, Biến Chứng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Khám Hệ Thống Động Tĩnh Mạch – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Tăng Huyết Áp – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Đau Ngực – Phác Đồ Bộ Y Tế
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Khó Thở – Phác Đồ Bộ Y Tế
Leave A Comment Hủy

Search
MỤC LỤC
  • I. ĐẠI CƯƠNG
  • II. NGUYÊN NHÂN
  • III. GIẢI PHẪU BỆNH
  • 1. Giải phẫu học van hai lá bình thường
  • 2. Tổn thương của van hai lá do thấp tim
  • IV. SINH LÝ BỆNH
  • 1. Hậu quả huyết động phía thượng lun dòng máu
  • 2. Hậu quả phía hạ lưu dòng máu
  • V. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
  • 1. Triệu chứng phát hiện bệnh
  • 2. Các triệu chứng thường gặp
  • 2.1. Khó thở
  • 2.2. Ho ra máu
  • 2.3. Đau ngực
  • 2.4. Hồi hộp
  • 2.5. Nghẽn mạch
  • 2.6. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
  • 2.7. Các triệu chứng khác
  • 3. Triệu chứng thực thể
  • 3.1. Nhìn
  • 3.2. Sờ
  • 3.3. Nghe
  • VI. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
  • 1. Điện tâm đồ
  • 2. X quang lồng ngực
  • 3. Tâm thanh đồ
  • 4. Siêu âm tim (mode 2D, TM và Doppler)
  • 5. Thông tim
  • 6. Quang tâm mạch
  • VII. BIẾN CHỨNG
  • 1. Nhĩ trái
  • 2. Ở phổi
  • 3. Suy tim phải
  • 4. Gan
  • 5. Biến chứng toàn thể khác
  • VIII. CHẨN ĐOÁN
  • 1. Chẩn đoán xác định
  • 2. Chẩn đoán phân biệt
  • 2.1. Tiếng tim và âm thổi
  • 2.2. Các nguyên nhân làm tắc nghẽn dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái
  • 2.3. Các bệnh khác
  • 3. Chẩn đoán nguyên nhân
  • IX. THỂ LÂM SÀNG
  • 1. Hẹp hai lá đơn thuần
  • 2. Hẹp hai lá phối hợp
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHUYÊN MỤC
  • Nội Khoa
    • Cấp Cứu – Hồi Sức – Chống Độc
    • Tim Mạch
    • Hô Hấp
    • Tiêu Hóa
    • Thận Tiết Niệu
    • Thần Kinh
    • Nội Tiết
    • Dị Ứng Miễn Dịch
    • Huyết Học
    • Cơ Xương Khớp
  • Ngoại Khoa
    • Bỏng
    • Ngoại Cấp Cứu
    • Ngoại Tiêu Hoá
    • Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
    • Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch
    • Ngoại Thần Kinh
    • Ngoại Tiết Niệu
  • Sản Phụ Khoa
    • Sản Khoa
    • Phụ Khoa
    • Hiếm Muộn
    • Kế Hoạch Gia Đình
  • Nhi Khoa
    • Nhi Cơ Sở
    • Nhi Sơ Sinh
    • Nhi HSCCCĐ
    • Nhi Hô Hấp
    • Nhi Tiêu Hoá
    • Nhi Tim Mạch
    • Nhi Thận Niệu
    • Nhi Nhiễm
    • Nhi Huyết Học
  • Chuyên Khoa Khác
    • Da Liễu
    • Gây Mê Hồi Sức
    • Răng Hàm Mặt
    • Lao
    • Lão Khoa
    • Nam Khoa
    • Nhãn Khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Tâm Thần
    • Ung Bướu
  • Y Học Cơ Sở
    • Giải Phẫu Học
    • Sinh Lý Học
    • Hóa Sinh
    • Di Truyền Y Học
    • Dược Lý Học
    • Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
    • Giải Phẫu Bệnh
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y Tế Công Cộng
GIÁO TRÌNH NỘI
  • Triệu Chứng Học Nội
    • Nội Cơ Sở – ĐH Y Hà Nội
    • Triệu Chứng Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Nội
GIÁO TRÌNH NGOẠI
  • Triệu Chứng Học Ngoại
    • Triệu Chứng Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Ngoại Cơ Sở – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Ngoại
    • Bệnh Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Ngoại – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Ngoại
GIÁO TRÌNH SẢN NHI
  • Giáo Trình Nhi Khoa
    • Bài Giảng Nhi – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Nhi – ĐHYD TPHCM
  • Giáo Trình Sản Phụ Khoa
    • Bài Giảng Sản – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Sản – ĐHYD TPHCM
  • Giới Thiệu | Điều Khoản Sử Dụng | Chính Sách Bảo Mật | Cộng Tác Viên | Ủng Hộ | Liên Hệ

    WEBSITE THƯ VIỆN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN DÀNH RIÊNG CHO CÁN BỘ Y TẾ.
    ĐỀ NGHỊ QUÝ VỊ BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý ÁP DỤNG CHỮA BỆNH. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU CÓ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC XẢY RA!
    © Copyright 2016 - 2019 ThuVienYHoc.Com. All Rights Reserved.