Menu
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm

Ngoại Tổng Quát

Trang Chủ/Tài Liệu/Ngoại Khoa/Giáo Trình Ngoại Khoa/Triệu Chứng Học Ngoại/Ngoại Cơ Sở - ĐHYD TPHCM

Áp-Xe Nóng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

BM Ngoại - ĐHYD TPHCM, Ngoại Khoa Cơ Sở - Triệu Chứng Học Ngoại Khoa, NXB Y Học, 2013.

1. Định nghĩa

Áp-xe nóng là một ổ mủ cấp tính khu trú, hình thành một bọng chứa mới tạo ra trong các phần mềm của cơ thể với bốn triệu chứng cơ bản: sưng – nóng – đỏ – đau.

2. Nguyên nhân

Áp-xe nóng tạo ra do sự xâm nhập vào tổ chức dưới da của các vi khuẩn sinh mủ như:

– Thường gặp nhất là tụ cầu trắng hay vàng, liên cầu.

– Hiếm thấy hơn là: trực khuẩn Eberth, phế cầu (pneumocoque), lậu cầu (gonocoque) hay trực khuẩn coli (colibacille).

– Vi khuẩn kỵ khí (microbes anaérobies).

Ngoài ra, còn có thể gây ra áp-xe nóng bằng một số hóa chất gây kích thích như tinh dầu nhưa thông, iot, nitrat bạc.

3. Sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh

– Áp-xe nóng là hậu quả của sự chống đỡ tại chỗ của cơ thể, thể hiện bằng ba loại phản ứng của hiện tượng viêm:

+ Dãn mạch tích cực kèm xuất huyết thanh dịch.

+ Xuyên mạch bạch cầu và thực bào để bao vây và tiêu diệt các vi khuẩn sinh mủ.

+ Tạo lập một hàng rào xơ hóa ở chu vi, giới hạn sự lan rộng của nhiễm trùng.

Như vậy, áp-xe nóng là một phản ứng tốt và có hiệu quả của cơ thể, không cho nhiễm trùng lan rộng.

– Về cấu tạo, áp-xe nóng có hai thành phần:

+ Vách ba: cấu tạo bởi ba lớp:

  • Lớp trong: nơi tiếp xúc ổ mủ, là mạng lưới fibrin giam giữ các bạch cầu và vi khuẩn.
  • Lớp giữa: tổ chức liên kết non, chỉ có những mạch máu mới tạo.
  • Lớp ngoài: là một tổ chức xơ, một hàng rào ngăn cản giữa những mô nhiễm trùng và mô lành.

+ Bọng chứa: chứa mủ, tính chất tùy thuộc loại vi khuẩn:

  • Mủ đặc dính, màu kem sữa, không mùi: áp-xe do tụ cầu
  • Mủ loãng, mủ pha thanh dịch: áp-xe do liên cầu
  • Mủ loãng xám bẩn, mùi thối: do vi khuẩn yếm khí.

4. Triệu chứng lâm sàng và tiến triển

Áp-xe nóng tiến triển qua hai giai đoạn.

4.1. Giai đoạn viêm lan tỏa (thời kỳ khởi phát)

– Bệnh nhân đến khám vì đau nhức, liên tục tăng dần, khu trú ở một vùng của cơ thể (các phần mềm).

– Có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: sốt, ớn lạnh, trạng thái uể oải, nhức đầu.

– Khám thấy một mảng có bốn triệu chứng cơ bản:

+ Cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngoài.

+ Nóng

+ Đỏ.

+ Đau khi sờ ấn.

– Kèm theo có thể phát hiện:

+ Một ngõ vào: là một vết thương nhỏ, một chỗ tiêm dưới da hay bắp thịt.

+ Những dấu hiệu lan tỏa: lằn đỏ của viêm bạch mạch, viêm hạch cấp tính.

+ Một bệnh tật sẵn có là yếu tố nặng thêm thường gặp nhất là đái tháo đường.

4.2. Giai đoạn tụ mủ (sau 5-7 ngày)

– Đau nhói buốt mất đi và đau tăng thêm có cảm giác nhịp đập theo mạch, làm bệnh nhân mất ngủ.

– Dấu hiệu toàn thân nặng hơn: sốt cao liên tục hay dao động, mệt mỏi nhiều hơn, thử máu thấy bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân.

– Mảng cứng khu trú lại, giới hạn rõ dần, có dạng một khối u đóng bánh ở viền ngoài, bây giờ sờ thấy mềm ở trung tâm, có thể phát hiện dấu chuyển sóng (fluctuation): hai đầu ngón tay đặt cách nhau vài centimet ở hai cực của ổ mủ, khi ấn ở bên-này thì ngón tay bên kia bị xô đẩy. Dấu hiệu này có ở mọi hướng của ổ áp-xe. Khác với cơ vùng đùi dấu hiệu này chỉ có khi tìm theo chiều ngang của thớ cơ thẳng đùi.

4.3. Cách tiến triển của áp-xe nóng

– Nếu được phát hiện và rạch áp-xe để tháo mủ, lấy mủ cấy vi trùng để làm kháng sinh đồ và dùng kháng sinh có hiệu lực, vết rạch sẽ lành sẹo trong vòng 5-7 ngày.

– Nếu không được rạch, áp-xe nóng có thể tự phá vỡ ra da và rò mủ kéo dài. Tình trạng ứ mủ có thể gây ra biến chứng:

+ Tại chỗ và khu vực: viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch, viêm hạch mủ.

+ Toàn thân: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết.

+ Áp-xe biến thành viêm tấy lan tỏa nếu bệnh nhân có thêm một bệnh mạn tính kèm theo như đái tháo đường, suy gan, suy thận. Ngược lại áp-xe nóng có thể làm cho bệnh sẵn có nặng thêm, ví dụ bệnh đái tháo đường.

Tags:Áp XeÁp Xe NóngBM Ngoại - ĐH Y Dược TPHCMDấu Chuyển Sóng (Fluctuation)Ngoại Khoa Cơ Sở - ĐHYD TPHCMNhiễm Trùng Mô MềmNhiễm Trùng Ngoại Khoa (NTNK)

Bạn đánh giá bài viết này như thế nào?

6 Like!  Dislike!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
  • Khám Các Dây Thần Kinh Ngoại Biên – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Triệu Chứng Học Thần Kinh Ngồi – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Triệu Chứng Học Thần Kinh Đùi – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Triệu Chứng Học Thần Kinh Quay – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Triệu Chứng Học Thần Kinh Trụ – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Triệu Chứng Học Thần Kinh Giữa – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Nhiễm Trùng Ở Người Dùng Ma Túy Qua Đường Chích – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Nhiễm Trùng Vết Thương – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Hậu Bối – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Nhọt – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
Leave A Comment Hủy

Search
MỤC LỤC
  • 1. Định nghĩa
  • 2. Nguyên nhân
  • 3. Sinh lý bệnh và giải phẫu bệnh
  • 4. Triệu chứng lâm sàng và tiến triển
  • 4.1. Giai đoạn viêm lan tỏa (thời kỳ khởi phát)
  • 4.2. Giai đoạn tụ mủ (sau 5-7 ngày)
  • 4.3. Cách tiến triển của áp-xe nóng
CHUYÊN MỤC
  • Nội Khoa
    • Cấp Cứu – Hồi Sức – Chống Độc
    • Tim Mạch
    • Hô Hấp
    • Tiêu Hóa
    • Thận Tiết Niệu
    • Thần Kinh
    • Nội Tiết
    • Dị Ứng Miễn Dịch
    • Huyết Học
    • Cơ Xương Khớp
  • Ngoại Khoa
    • Bỏng
    • Ngoại Cấp Cứu
    • Ngoại Tiêu Hoá
    • Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
    • Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch
    • Ngoại Thần Kinh
    • Ngoại Tiết Niệu
  • Sản Phụ Khoa
    • Sản Khoa
    • Phụ Khoa
    • Hiếm Muộn
    • Kế Hoạch Gia Đình
  • Nhi Khoa
    • Nhi Cơ Sở
    • Nhi Sơ Sinh
    • Nhi HSCCCĐ
    • Nhi Hô Hấp
    • Nhi Tiêu Hoá
    • Nhi Tim Mạch
    • Nhi Thận Niệu
    • Nhi Nhiễm
    • Nhi Huyết Học
  • Chuyên Khoa Khác
    • Da Liễu
    • Gây Mê Hồi Sức
    • Răng Hàm Mặt
    • Lao
    • Lão Khoa
    • Nam Khoa
    • Nhãn Khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Tâm Thần
    • Ung Bướu
  • Y Học Cơ Sở
    • Giải Phẫu Học
    • Sinh Lý Học
    • Hóa Sinh
    • Di Truyền Y Học
    • Dược Lý Học
    • Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
    • Giải Phẫu Bệnh
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y Tế Công Cộng
GIÁO TRÌNH NỘI
  • Triệu Chứng Học Nội
    • Nội Cơ Sở – ĐH Y Hà Nội
    • Triệu Chứng Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Nội
GIÁO TRÌNH NGOẠI
  • Triệu Chứng Học Ngoại
    • Triệu Chứng Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Ngoại Cơ Sở – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Ngoại
    • Bệnh Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Ngoại – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Ngoại
GIÁO TRÌNH SẢN NHI
  • Giáo Trình Nhi Khoa
    • Bài Giảng Nhi – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Nhi – ĐHYD TPHCM
  • Giáo Trình Sản Phụ Khoa
    • Bài Giảng Sản – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Sản – ĐHYD TPHCM
  • Giới Thiệu | Điều Khoản Sử Dụng | Chính Sách Bảo Mật | Cộng Tác Viên | Ủng Hộ | Liên Hệ

    WEBSITE THƯ VIỆN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN DÀNH RIÊNG CHO CÁN BỘ Y TẾ.
    ĐỀ NGHỊ QUÝ VỊ BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý ÁP DỤNG CHỮA BỆNH. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU CÓ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC XẢY RA!
    © Copyright 2016 - 2019 ThuVienYHoc.Com. All Rights Reserved.