Menu
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm

Bỏng

Trang Chủ/Tài Liệu/Ngoại Khoa/Giáo Trình Ngoại Khoa/Bệnh Học Ngoại/Bệnh Học Ngoại - ĐHYD TPHCM

Bỏng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

BM Ngoại - ĐHYD TPHCM, Bệnh Học Ngoại Khoa Tiêu Hóa, NXB Y Học, 2013.

PHẦN 1: PHÂN LOẠI BỎNG

Contents

  • PHẦN 1: PHÂN LOẠI BỎNG
  • PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN BỎNG
  • PHẦN 3: ĐIỀU TRỊ BỎNG
  • PHẦN 4: BIẾN CHỨNG BỎNG

I. DỊCH TỄ HỌC – NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI BỎNG

A. DỊCH TỄ BỎNG

Bỏng là một chấn thương gặp cả trong thời bình và thời chiến. Trong chiến tranh, tỉ lệ bỏng thường chiếm khoảng từ 3-10% tổng số thương binh. Nếu là chiến tranh hạt nhân, thì số người bị bỏng có thể lên tới 70-85% tổng số nạn nhân. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, theo một báo cáo của Pốt-nhi- côp (Liên xô cũ) tổng số thương binh bị bỏng chiếm 2,5%. Trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam, tùy theo từng giai đoạn và từng trận, tỉ lệ ấy có thể từ 3,3% đến 6,7%. Trong thời bình, bỏng chiếm một tỉ lệ khoảng từ 5-10% tổng số các chấn thương ngoại khoa. Ở Mỹ, mỗi năm có hơn 2 triệu người bị bỏng; trong đó có khoảng 100.000 người phải nhập viện. Ở các nước công nghiệp phát triển, người ta tính toán rằng: cứ khoảng 10.000 dân thì cần từ 0,2 đến 0,5 giường bệnh giành cho bỏng. Tùy theo điều kiện cụ thể ở từng nơi, người ta có thể xây dựng các cơ sở chuyên chữa bỏng dưới nhiều hình thức: Trung tâm điều trị bỏng, Khoa bỏng trong một bệnh viện, Đơn vị điều trị bỏng trong một Khoa ngoại… Ở Mỹ có 145, ở Liên xô (cũ) có 80, ở Pháp có 18 cơ sở chuyên khoa điều trị bỏng như vậy. Ở nước ta, Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác được thành lập từ năm 1991, nhiều bệnh viện lớn trong cả nước đã có Khoa bỏng hay bộ phận điều trị bỏng.

B. TÁC NHÂN GÂY BỎNG

Gồm 4 loại chính là sức nóng, luồng điện, hóa chất và các tia bức xạ. Dưới đây là tí lệ các loại bỏng theo nguyên nhân gây bỏng tại khoa Bỏng bệnh viện Chợ Rẩy (Bảng 1).

Bảng 1. Nguyên nhân gây bỏng

Nhiệt (77,50)

Điện

(9,01)

Hóa chất

(13,44)

Khô (70,38)

Ướt (7,12)
Xăng Dầu Cháy nhà Alcool Pháo Khí đốt Nước sôi Acid Khác
27,05 19,72 7,70 7,43 6,01 2,47 7,12 9,01 11,86 1,58

C. PHÂN LOẠI BỎNG

1. Theo độ sâu

Hình ảnh bên ngoài và đặc điểm của bỏng.

Muốn đánh giá độ sâu của vết bỏng bằng những hình ảnh bên ngoài của vết thương, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Người ta có thể chia độ sâu của vết bỏng thành 4 hay 5 độ. Dưới đây là cách chia làm 4 độ, thường dùng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ (Hình 1).

Muốn xác định độ sâu của vết bỏng, người ta dựa vào những đặc điểm của tổn thương:

a. Bỏng độ 1: như “cháy nắng”.

b. Bỏng độ 2 (2°): được chia tàm 2 mức độ:

– Bỏng bề mặt da (2a): có những đặc điểm:

  • Mụn nước (nông).
  • Mẩn đỏ, dấu hiệu “ấn-mất” (+).
  • Thể chất vết thương bình thường.
  • Vết thương ẩm.
  • Lông còn chắc.
  • Đau đớn nhiều.
  • Châm kim chảy máu ngay.

– Bỏng da sâu (2b): có những đặc điểm:

  • Mụn nước (sâu hơn).
  • Lớp trung bì màu trắng.
  • Dấu hiệu “ấn-mất” (+).
  • Thể chất vết thương chắc, mất tính đàn hồi.
  • Bề mặt vết thương ẩm.
  • Lông còn dính (hoặc rụng một phần).
  • Cảm giác đau giảm nhiều; châm kim sâu tới lớp trung bì mới biết.

c. Bỏng độ 3: cũng được chia làm 2 mức:

– Bỏng toàn bộ lớp da (3a) có những đặc điểm sau:

  • Mụn bỏng.
  • Dấu hiệu “ấn-mất” (-).
  • Tổn thương khô.
  • Mật độ chắc.
  • Lông, tóc, móng, rụng.
  • Mất cảm giác đau, phải đâm kim sâu mới biết; đâm kim sâu tới hết lớp da mới rỉ máu.

– Bỏng độ 3 sâu (3°) có nhũng đặc điểm sau:

  • Da bị phá hủy khô.
  • Đáy vết thương: tổ chức bị hủy hoại màu trắng hoặc đỏ, những dấu hiệu “ấn-mất” không còn; hoặc vùng tổn thương đã cháy đen.
  • Màu vàng như sáp, trong suốt; có thể nhìn thấy những tĩnh mạch bị tắc ở dưới.
  • Thể chất căng cứng, hoặc da bị nứt nẻ.
  • Lông, tóc, móng, rụng ra.
  • Mọi cảm giác đau đều mất. Châm kim cũng không biết và không còn chảy máu nữa.

d. Bỏng độ 4: sâu hơn nữa; tổn thương cháy tới tận lớp cơ, xương…

Hình 1. Độ sâu của tổn thương bỏng

2. Theo độ rộng

Sự lan rộng và xác định vùng bị bỏng:

Độ rộng vết bỏng trên cơ thể bệnh nhân là một hình ảnh dễ nhận biết. Trên diện tích bị thương này, cơ thể đã mở cửa thông thương với bên ngoài; và qua đó, cơ thể sẽ bị mất dịch, mất nhiệt và bị vi trùng xâm nhập. Cần đánh giá chính xác độ rộng của tổn thương bỏng. Điều này rất có ý nghĩa trong giai đoạn choáng bỏng, vì nó là cơ sở để giúp người thầy thuốc tính toán lượng dịch truyền cho bệnh nhân.

– Mỗi trung tâm điều trị bỏng thường có sẵn những hình ảnh vẽ cơ thể con người, kèm theo một bảng tỉ lệ % diện tích từng bộ phận so với toàn thân. Điều đáng lưu ý trong bảng này là sự phân chia diện tích từng phần cơ thể ở trẻ con có khác so với người lớn: đầu trẻ con chiếm tỉ lệ lớn hơn và chân thì nhỏ hơn.

– “Công thức số 9” là công thức đơn giản và dễ nhớ, nó phân chia từng phần cơ thể người lớn thành những khoảng diện tích 9%: toàn bộ diện tích đầu và cổ; cũng như vậy đối với mỗi chi trên. Thân trước (bụng + ngực), thân sau (lưng) và mỗi chi dưới được tính 2 lần 9%, là 18%. Bộ phận sinh dục ngoài và vùng hội âm là 1%.

– “Công thức bàn tay” sẽ giúp ích cho “công thức số 9” trong trường hợp vùng tổn thương không nằm gọn trên cùng một bộ phận cơ thể. Diện tích bàn tay tương đương với 1% diện tích cơ thể.

3. Theo vị trí

Ngoài độ rộng và sâu của vết bỏng, vị trí của tổn thương nhiều khi có ý nghĩa, rất quan trọng. Một vài vị trí cần đặc biệt chú ý: đầu, mặt; các khớp ở chi và đặc biệt ở hai bàn tay; vùng cổ, ngực, bụng, tứ chi (chu vi); vùng tầng sinh môn…

Continue: PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN BỎNG

Tags:Bệnh Học Ngoại Khoa Tiêu Hoá - ĐH Y Dược TPHCMBM Ngoại - ĐH Y Dược TPHCMBỏngBỏng NôngBỏng SâuCông Thức Số 9Điều Trị Vết Thương BỏngPGS. BSCKII. Nguyễn Thế HiệpPhân Loại BỏngPhỏngSơ Cứu BỏngTính Diện Tích BỏngXử Trí Bỏng

Bạn đánh giá bài viết này như thế nào?

22 Like!  3 Dislike!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
  • Thủng Loét Dạ Dày – Tá Tràng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Đại Cương Về Bong Gân – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Đại Cương Về Trật Khớp – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Các Biến Chứng Của Gãy Xương – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Đại Cương Về Gãy Xương – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Cấp Cứu Bụng Ngoại Khoa – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Chấn Thương Và Vết Thương Bụng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
Leave A Comment Hủy

Search
MỤC LỤC
  • I. DỊCH TỄ HỌC – NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI BỎNG
  • A. DỊCH TỄ BỎNG
  • B. TÁC NHÂN GÂY BỎNG
  • C. PHÂN LOẠI BỎNG
  • 1. Theo độ sâu
  • 2. Theo độ rộng
  • 3. Theo vị trí
  • II. CHẨN ĐOÁN
  • A. CHẨN ĐOÁN ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
  • B. CHẨN ĐOÁN ĐỘ RỘNG CỦA BỎNG
  • C. PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN
  • III. ĐIỀU TRỊ TỨC THÌ
  • A. TƯỚI NƯỚC LẠNH
  • B. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI BỆNH NHÂN BỎNG NHẬP VIỆN
  • IV. ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BỎNG
  • A. ĐIỀU TRỊ BỎNG NÔNG
  • 1. Bỏng bể mặt da (2a)
  • 2. Bỏng da sâu (2b)
  • B. ĐIỀU TRỊ BỎNG SÂU
  • 1. Bỏng toàn bộ lớp da (3a)
  • 2. Bỏng độ 3 sâu (3b)
  • 3. Với những vết bỏng ở độ sâu hơn nữa
  • C. GHÉP DA
  • D. NHIỄM TRÙNG TRONG BỎNG
  • V. NHỮNG CÂN NHẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG
  • A. CHUYỂN HÓA VÀ NUÔI DƯỠNG
  • B. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
  • C. VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ VẬN ĐỘNG THỂ DỤC LIỆU PHÁP
  • VI. BIẾN CHỨNG
  • A. NHỮNG BIẾN CHỨNG DO RỐI LOẠN CHỨC NĂNG
  • 1. Rối loạn chức năng thận
  • 2. Biến chứng ở phổi và bỏng hô hấp
  • 3. Những biến chứng ở Ống tiêu hóa
  • B. NHỮNG BIẾN CHỨNG DO NHIỄM TRÙNG
  • 1. Nhiễm trùng huyết
  • 2. Viêm phổi
  • 3. Nhiễm trùng đường niệu
  • TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
CHUYÊN MỤC
  • Nội Khoa
    • Cấp Cứu – Hồi Sức – Chống Độc
    • Tim Mạch
    • Hô Hấp
    • Tiêu Hóa
    • Thận Tiết Niệu
    • Thần Kinh
    • Nội Tiết
    • Dị Ứng Miễn Dịch
    • Huyết Học
    • Cơ Xương Khớp
  • Ngoại Khoa
    • Bỏng
    • Ngoại Cấp Cứu
    • Ngoại Tiêu Hoá
    • Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
    • Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch
    • Ngoại Thần Kinh
    • Ngoại Tiết Niệu
  • Sản Phụ Khoa
    • Sản Khoa
    • Phụ Khoa
    • Hiếm Muộn
    • Kế Hoạch Gia Đình
  • Nhi Khoa
    • Nhi Cơ Sở
    • Nhi Sơ Sinh
    • Nhi HSCCCĐ
    • Nhi Hô Hấp
    • Nhi Tiêu Hoá
    • Nhi Tim Mạch
    • Nhi Thận Niệu
    • Nhi Nhiễm
    • Nhi Huyết Học
  • Chuyên Khoa Khác
    • Da Liễu
    • Gây Mê Hồi Sức
    • Răng Hàm Mặt
    • Lao
    • Lão Khoa
    • Nam Khoa
    • Nhãn Khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Tâm Thần
    • Ung Bướu
  • Y Học Cơ Sở
    • Giải Phẫu Học
    • Sinh Lý Học
    • Hóa Sinh
    • Di Truyền Y Học
    • Dược Lý Học
    • Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
    • Giải Phẫu Bệnh
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y Tế Công Cộng
GIÁO TRÌNH NỘI
  • Triệu Chứng Học Nội
    • Nội Cơ Sở – ĐH Y Hà Nội
    • Triệu Chứng Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Nội
GIÁO TRÌNH NGOẠI
  • Triệu Chứng Học Ngoại
    • Triệu Chứng Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Ngoại Cơ Sở – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Ngoại
    • Bệnh Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Ngoại – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Ngoại
GIÁO TRÌNH SẢN NHI
  • Giáo Trình Nhi Khoa
    • Bài Giảng Nhi – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Nhi – ĐHYD TPHCM
  • Giáo Trình Sản Phụ Khoa
    • Bài Giảng Sản – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Sản – ĐHYD TPHCM
  • Giới Thiệu | Điều Khoản Sử Dụng | Chính Sách Bảo Mật | Cộng Tác Viên | Ủng Hộ | Liên Hệ

    WEBSITE THƯ VIỆN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN DÀNH RIÊNG CHO CÁN BỘ Y TẾ.
    ĐỀ NGHỊ QUÝ VỊ BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý ÁP DỤNG CHỮA BỆNH. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU CÓ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC XẢY RA!
    © Copyright 2016 - 2019 ThuVienYHoc.Com. All Rights Reserved.