Menu
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm

Bệnh Học Nội - ĐHYD TPHCM

Trang Chủ/Tài Liệu/Nội Khoa/Chuyên Khoa Hệ Nội/Tim Mạch

Tăng Huyết Áp: Nguyên Nhân, Sinh Bệnh Học, Biến Chứng – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

BM Nội - ĐHYD TPHCM, Bệnh Học Nội Khoa, NXB Y Học, 2012.

PHẦN 1: SINH BỆNH HỌC THA

Contents

  • PHẦN 1: SINH BỆNH HỌC THA
  • PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN THA
  • PHẦN 3: BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP

1. ĐẠI CƯƠNG

Với tần suất bệnh vào khoảng 20-25% dân số và tỷ lệ kiểm soát huyết áp (HA) thành công còn khiêm tốn (vào khoảng dưới 30%, ngay cả ở các nước phát triển), THA ngày nay là vấn đề của y tế cộng đồng.

Cho dù bệnh học THA được biết đến khá rõ, 95% bệnh THA không xác định được nguyên nhân (THA vô căn, THA tiên phát). Cơ chế gây bệnh phức tạp, người ta cho rằng đó là bệnh đa yếu tố vì phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều gen và các yếu tố môi trường.

2. SINH BỆNH HỌC THA

2.1. Cơ chế hình thành THA

HA phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại biên (SCNB). Cung lượng tim phụ thuộc vào nhịp tim và thể tích thất trái. Sức cản ngoại biên là lực chống lại dòng máu, phụ thuộc vào chiều dài động mạch, bán kính động mạch và độ quánh máu. Ta có công thức:


BP: Blood pressure (HA)
CD: Cardiac output (cung lượng tim)
PR: Peripheral resistance (sức cản ngoại biên)
HR: Heart rate (nhịp tim)
SV: Stroke volume (thể tích nhát bóp trong 1 phút)
L: Chiều dài động mạch
R: Bán kính động mạch
ƛ: Độ quánh máu

THA xảy ra khi có sự tăng cung lượng tim, hoặc tăng sức cản ngoại biên, hoặc cả hai cùng gia tăng (hình 6.1).

Cung lượng tim liên quan đến tiền tải và sức co bóp tim do đó nó liên quan đến thể tích dịch, lượng sodium và hoạt động của cảm thụ β adrenergic. Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào sự co mạch hay phì đại cấu trúc mạch. Hai yếu tố này bị chi phối bởi nhiều cơ chế bao gồm hệ giao cảm, hệ RAA, các peptid vận mạch, di truyền và stress.


Hình 6.1: Cơ chế tăng huyết áp

2.2. Sự điều hòa HA

Trên một cá thể, trị số HA thay đổi khá nhiều trong ngày do HA phụ thuộc nhiều yếu tố như cảm xúc, giờ trong ngày, hoạt động thể lực. Tuy nhiên nhờ vào cơ chế tự điều hòa của cơ thể, giúp HA dao động trong phạm vi sinh lý. Khi sự tự điều hòa không hiệu quả sẽ dẫn đến các bệnh lý HA.

Sự điều hòa HA nhanh và sớm là vai trò của hệ thần kinh thông qua các áp cảm thụ quan thành mạch (sự gia tăng HA ở thành động mạch chủ và xoang cảnh sẽ kích thích áp cảm thụ quan, những xung động theo dây Cyon và Hering đến hành não, kích thích dây X làm chậm nhịp tim, giảm HA và ngược lại) cũng như các hoạt động của catecholamine.

Điều hòa chậm hơn là vai trò của các thể dịch, hệ renin – angiotensin – aldosterone (RAA). Renin được phát hiện năm 1898, là men thủy phân protein do các tế bào cạnh cầu thận tiết ra, không có hoạt tính. Khi vào máu, renin tác động lên angiotensinogen, biến chất này thành angiotensin I là một peptid có 10 acid amin cũng không có hoạt tính. Khi qua phổi và một số vùng khác trong hệ mạch máu, angiotensin I được kích hoạt bởi men chuyển thành angiotensin lI. Angiotensin II có tác dụng co mạch rất mạnh, đồng thời kích thích vỏ thượng thận tiết aldosterone, chất này gây giữ muối, nuớc. Angiotensin II còn có tác dụng lên phì đại tế bào mạch máu (hình 6.2). Bên cạnh hệ RAA lưu hành trong máu, ngày nay người ta phát hiện hệ RAA tại mô, tác động thông qua cơ chế tự tiết và cận tiết.

Vai trò của các tuyến nội tiết và chất nội sinh khác:

  • Endothelin được sản xuất từ tế bào nội mạc.
  • Vai trò prostaglandin, kinin.
  • Các oxid nitric từ tế bào nội mạc.
  • Yếu tố lợi niệu nhĩ.
  • Hormone thượng thận: aldosterone, adrenalin.

Điều hòa HA sau cùng là sự tham gia của thận thông qua việc điều chỉnh thể tích máu lưu thông.

Continue: PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN THA

Tags:Bệnh Học Nội Khoa - ĐH Y Dược TPHCMBệnh Mạch VànhBệnh Thận Tăng Huyết ÁpBệnh Võng Mạc Tăng Huyết ÁpBiến Chứng Tăng Huyết ÁpCơ Chế Điều Hòa Huyết ÁpCơ Chế Tăng Huyết ÁpCường Aldosterone Nguyên PhátCường GiápCường Tuyến Cận GiápĐột QuỵHẹp Eo Động Mạch ChủHội Chứng ConnHội Chứng CushingNguyên Nhân Tăng Huyết ÁpNhược GiápPGS. TS. Châu Ngọc HoaPhân Loại Keith- Wagener-BarkerPhì Đại Thất TráiSuy TimTăng Huyết ÁpTHATHA Do ThuốcTHA Thứ PhátTHA Vô CănTo Đầu ChiU Tủy Thượng ThậnU Vỏ Thượng ThậnYếu Tố Nguy Cơ THA

Bạn đánh giá bài viết này như thế nào?

11 Like!  Dislike!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
  • Cập Nhật Chẩn Đoán Và Điều Trị Thuyên Tắc Phổi Theo ESC & ERS 2019
  • Cấp Cứu Đau Ngực Cấp – Phác Đồ BV Bạch Mai
  • Khám Hệ Thống Động Tĩnh Mạch – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Hẹp Van Hai Lá – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Tăng Huyết Áp – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Đau Ngực – Phác Đồ Bộ Y Tế
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Khó Thở – Phác Đồ Bộ Y Tế
Leave A Comment Hủy

Search
MỤC LỤC
  • 1. ĐẠI CƯƠNG
  • 2. SINH BỆNH HỌC THA
  • 2.1. Cơ chế hình thành THA
  • 2.2. Sự điều hòa HA
  • 3. THA VÔ CĂN
  • 3.1. Ăn mặn
  • 3.2. Béo phì
  • 3.3. Rượu
  • 3.4. Stress
  • 3.5. Yếu tố khác
  • 4. THA THỨ PHÁT
  • 4.1. THA do thuốc
  • 4.1.1. Cam thảo
  • 4.1.2. Corticoide
  • 4.1.3. Thuốc ngừa thai estroprogesterone
  • 4.1.4. Một số thuốc khác
  • 4.2. Hẹp eo động mạch chủ
  • 4.3. Bệnh lý thận – niệu
  • 4.3.1. Bệnh nhu mô thận
  • 4.3.2. Bệnh đường tiết niệu
  • 4.3.3. Bệnh mạch máu thận
  • 4.4. Các bệnh nội tiết
  • 4.4.1. Cường giáp
  • 4.4.2. Nhược giáp
  • 4.4.3. Cường tuyến cận giáp
  • 4.4.4. Hội chứng Cushing
  • 4.4.5. U tủy thượng thận
  • 4.4.6. U vỏ thượng thận (hội chứng Conn), cường aldosterone nguyên phát
  • 4.4.7. To đầu chi
  • 4.4.8. Các nguyên nhân khác
  • 5. BIẾN CHỨNG CỦA THA
  • 5.1. Tại tim
  • 5.2. Thần kinh
  • 5.3. Thận
  • 5.4. Mắt
  • 5.5. Mạch máu
  • 6. KẾT LUẬN
  • 7. PHÒNG BỆNH
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHUYÊN MỤC
  • Nội Khoa
    • Cấp Cứu – Hồi Sức – Chống Độc
    • Tim Mạch
    • Hô Hấp
    • Tiêu Hóa
    • Thận Tiết Niệu
    • Thần Kinh
    • Nội Tiết
    • Dị Ứng Miễn Dịch
    • Huyết Học
    • Cơ Xương Khớp
  • Ngoại Khoa
    • Bỏng
    • Ngoại Cấp Cứu
    • Ngoại Tiêu Hoá
    • Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
    • Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch
    • Ngoại Thần Kinh
    • Ngoại Tiết Niệu
  • Sản Phụ Khoa
    • Sản Khoa
    • Phụ Khoa
    • Hiếm Muộn
    • Kế Hoạch Gia Đình
  • Nhi Khoa
    • Nhi Cơ Sở
    • Nhi Sơ Sinh
    • Nhi HSCCCĐ
    • Nhi Hô Hấp
    • Nhi Tiêu Hoá
    • Nhi Tim Mạch
    • Nhi Thận Niệu
    • Nhi Nhiễm
    • Nhi Huyết Học
  • Chuyên Khoa Khác
    • Da Liễu
    • Gây Mê Hồi Sức
    • Răng Hàm Mặt
    • Lao
    • Lão Khoa
    • Nam Khoa
    • Nhãn Khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Tâm Thần
    • Ung Bướu
  • Y Học Cơ Sở
    • Giải Phẫu Học
    • Sinh Lý Học
    • Hóa Sinh
    • Di Truyền Y Học
    • Dược Lý Học
    • Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
    • Giải Phẫu Bệnh
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y Tế Công Cộng
GIÁO TRÌNH NỘI
  • Triệu Chứng Học Nội
    • Nội Cơ Sở – ĐH Y Hà Nội
    • Triệu Chứng Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Nội
GIÁO TRÌNH NGOẠI
  • Triệu Chứng Học Ngoại
    • Triệu Chứng Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Ngoại Cơ Sở – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Ngoại
    • Bệnh Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Ngoại – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Ngoại
GIÁO TRÌNH SẢN NHI
  • Giáo Trình Nhi Khoa
    • Bài Giảng Nhi – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Nhi – ĐHYD TPHCM
  • Giáo Trình Sản Phụ Khoa
    • Bài Giảng Sản – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Sản – ĐHYD TPHCM
  • Giới Thiệu | Điều Khoản Sử Dụng | Chính Sách Bảo Mật | Cộng Tác Viên | Ủng Hộ | Liên Hệ

    WEBSITE THƯ VIỆN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN DÀNH RIÊNG CHO CÁN BỘ Y TẾ.
    ĐỀ NGHỊ QUÝ VỊ BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý ÁP DỤNG CHỮA BỆNH. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU CÓ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC XẢY RA!
    © Copyright 2016 - 2019 ThuVienYHoc.Com. All Rights Reserved.