Menu
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm
  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Slide Bài Giảng & BCKH
    • Slide Nội Khoa
    • Slide Ngoại Khoa
    • Slide Sản Phụ Khoa
    • Slide Nhi Khoa
    • Slide Cận Lâm Sàng
    • Slide Chuyên Khoa Khác
  • Atlas – Hình Ảnh
  • Từ Điển
  • Trắc Nghiệm

Bệnh Học Nội - ĐH Y Hà Nội

Trang Chủ/Tài Liệu/Nội Khoa/Chuyên Khoa Hệ Nội/Hô Hấp

Viêm Phổi – Bài Giảng ĐH YHN

Các Bộ Môn Nội - ĐH Y Hà Nội, Bệnh Học Nội Khoa, Tập 1, NXB Y Học, 2012.

PHẦN 1: CƠ CHẾ BỆNH SINH VIÊM PHỔI

Contents

  • PHẦN 1: CƠ CHẾ BỆNH SINH VIÊM PHỔI
  • PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
  • PHẦN 3: ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI

1. ĐẠI CƯƠNG VÀ ĐỊNH NGHĨA

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, không phải do trực khuẩn lao.

Đặc trưng và tổn thương giải phẫu trong bệnh lý viêm phổi là khối đông đặc của nhu mô phổi, về giải phẫu bệnh người ta chia ra viêm phổi thùy và phế quản phế viêm.

Ngày nay mặc dù có nhiều kháng sinh hiệu quả nhưng viêm nhiễm cấp tính ở phổi vẫn còn là nguyên nhân tử vong quan trọng ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em ở dưới 1 tuổi và người già. Hàng năm tại Mỹ có từ 2 triệu tới 3 triệu trường hợp viêm phổi, trong đó khoảng 20% các bệnh nhân phải nhập viện, và có tới 14% số bệnh nhân này tử vong. Tại Nhật Bản, hàng năm có từ 57- 70/100.000 người tử vong do viêm phổi, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư.

Viêm phổi là bệnh thường gặp. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi (Chu Văn Ý). Trong số 3606 bệnh nhân điều trị tại khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai từ 1996-2000 có 345 (9,57%) bệnh nhân viêm phổi – đứng thứ 4 trong tổng số bệnh nhân đến điều trị tại khoa (Ngô Quý Châu).

2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐlỀU KIỆN THUẬN LỢI CỦA VIÊM PHỔI

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Căn nguyên gây viêm phổi đầu tiên được phát hiện là phế cầu khuẩn Gram dương được Talamon phân lập từ 1883.

Hiện nay, viêm phổi do rất nhiều căn nguyên gây ra. Các căn nguyên chính gây viêm phổi bao gồm: Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophylus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và virus cúm.

2.2. Điều kiện thuận lợi

– Thời tiết lạnh, bệnh xảy ra về mùa đông.

– Cơ thể suy yếu, còi xương, già yếu.

– Nghiện rượu.

– Chấn thương sọ não, hôn mê.

– Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu.

– Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống.

– Bệnh ở tai mũi họng: viêm xoang, viêm amidan.

– Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

3. CƠ CHẾ SINH BỆNH

3.1. Đường vào

Những tác nhân gây viêm phổi có thể theo những đường vào sau đây:

– Hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, trong không khí.

– Hít phải vi khuẩn do ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

– Vi khuẩn theo đường máu từ những ổ nhiễm khuẩn xa.

– Nhiễm khuẩn do đường tiếp cận của phổi.

3.2. Cơ chế chống đỡ của phổi

Khi có vật lạ vào phổi, nắp thanh quản đóng lại theo phản xạ. Từ thanh quản đến tiểu phế quản tận có lớp niêm mạc bao phủ bởi các tế bào hình trụ có lông chuyển, những tế bào hình đài tiết ra chất nhầy kết dính và đẩy các vật lạ lên phế quản lớn, từ đó phản xạ ho tống các vật lạ ra ngoài. Vai trò globulin miễn dịch là cơ sở bảo vệ đường hô hấp, IgA có nồng độ cao ở đường hô hấp trên có tác dụng chống lại virus, IgA có nồng độ thấp hơn ở đường hô hấp dưới có tác dụng làm ngưng kết vi khuẩn, trung hòa độc tố vi khuẩn, làm giảm sự bám của vi khuẩn vào niêm mạc. IgG có tác dụng làm ngưng kết vi khuẩn, làm tăng bổ thể, tăng đại thực bào, trung hòa độc tố vi khuẩn, virus, làm dung giải vi khuẩn Gram âm. Trong phế nang có nhiều đại thực bào ăn vi khuẩn.

Những người nghiện thuốc lá, thiếu oxy, thiếu máu, rối loạn về bạch cầu bẩm sinh, chức năng thực bào tại phế nang bị suy giảm, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể là cơ sở tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

4. TỔN THƯƠNG GlẢI PHẪU BỆNH

– Viêm phổi do phế cầu khuẩn thường gặp ở thùy dưới phổi phải nhiều hơn phổi trái, trường hợp bị cả hai bên hiếm gặp hơn.

– Có khi bị nhiều thùy phổi.

– Các giai đoạn viêm phổi thùy cổ điển của Laennec.

4.1. Giai đoạn sung huyết

Vùng phổi bị tổn thương sung huyết mạnh, các mạch máu giãn rộng, thoát hồng cầu, bạch cầu tơ huyết vào phế nang, cấy dịch ở ổ viêm có nhiều vi khuẩn gây bệnh.

4.2. Giai đoạn gan hoá đỏ

Sau khi bị bệnh 1-2 ngày, thuỳ phổi bị tổn thương có màu đỏ chắc như gan, cắt mảnh phổi bỏ vào nước thì chìm, trong phế nang chứa nhiều hồng cầu và bạch cầu. Lấy dịch phế nang cấy có nhiều vi khuẩn.

4.3. Giai đoạn gan hóa xám

– Vùng phổi bị tổn thương chắc như gan, màu xám, trên mặt có mủ, trong phế nang có nhiều đại thực bào, hồng cầu và bạch cầu.

– Tổn thương giải phẫu bệnh trong phế quản phế viêm: những vùng tổn thương rải rác cả hai phổi, xen lẫn với những vùng phổi lành, những vùng tổn thương tuổi cũng khác nhau, phế quản bị tổn thương nặng hơn; cắt mảnh phổi bỏ vào nước thì chìm lơ lửng.

Continue: PHẦN 2: CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI

Tags:Bệnh Học Nội Khoa - ĐH Y Hà NộiBM Nội Tổng Hợp - ĐH Y Hà NộiĐH Y Hà NộiGS. TS. Ngô Quý ChâuHội Chứng LoefflerPhế Quản Phế ViêmThang Điểm CURB 65Tiêu Chuẩn FineViêm PhổiViêm Phổi Dịch HạchViêm Phổi Do Haemophylus influenzaeViêm Phổi Do Klebsiella PneumoniaeViêm Phổi Do Tụ CầuViêm Phổi Do Ứ ĐọngViêm Phổi Do Xạ TrịViêm Phổi HítViêm Phổi Sặc DầuViêm Phổi ThuỳViêm Phổi Virus

Bạn đánh giá bài viết này như thế nào?

39 Like!  6 Dislike!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
  • Cập Nhật Chẩn Đoán Và Điều Trị Thuyên Tắc Phổi Theo ESC & ERS 2019
  • Cấp Cứu Đợt Cấp COPD – Phác Đồ BV Bạch Mai
  • Cấp Cứu Khó Thở Cấp – Phác Đồ BV Bạch Mai
  • Cấp Cứu Ban Đầu Suy Hô Hấp Cấp – Phác Đồ BV Bạch Mai
  • Tắc Đường Hô Hấp Trên – Phác Đồ BV Bạch Mai
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Suy Hô Hấp Cấp – Phác Đồ Bộ Y Tế
  • Viêm Phế Quản Cấp – Bài Giảng ĐH YHN
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Đau Ngực – Phác Đồ Bộ Y Tế
  • Chẩn Đoán Và Xử Trí Khó Thở – Phác Đồ Bộ Y Tế
  • Chẩn Đoán Và Điều Trị Ho Kéo Dài – Phác Đồ Bộ Y Tế
Leave A Comment Hủy

Search
MỤC LỤC
  • 1. ĐẠI CƯƠNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
  • 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐlỀU KIỆN THUẬN LỢI CỦA VIÊM PHỔI
  • 2.1. Nguyên nhân gây bệnh
  • 2.2. Điều kiện thuận lợi
  • 3. CƠ CHẾ SINH BỆNH
  • 3.1. Đường vào
  • 3.2. Cơ chế chống đỡ của phổi
  • 4. TỔN THƯƠNG GlẢI PHẪU BỆNH
  • 4.1. Giai đoạn sung huyết
  • 4.2. Giai đoạn gan hoá đỏ
  • 4.3. Giai đoạn gan hóa xám
  • 5. TRIỆU CHỨNG
  • 5.1. Triệu chứng của viêm phổi thùy
  • 5.2. Triệu chứng phế quản phế viêm
  • 6. CHẨN ĐOÁN
  • 6.1. Chẩn đoán xác định
  • 6.1.1. Chẩn đoán xác định viêm phổi thuỳ dựa vào
  • 6.1.2. Chẩn đoán xác định phế quản phế viêm
  • 6.1.3. Chẩn đoán vi sinh
  • 6.2. Một số thể lâm sàng đặc biệt
  • 6.3. Chẩn đoán phân biệt
  • 7. BIẾN CHỨNG
  • 7.1. Biến chứng tại phổi
  • 7.2. Biến chứng ngoài phổi
  • 7.3. Biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát xa hơn
  • 7.4. Biến chứng tim mạch
  • 7.5. Biến chứng tiêu hóa
  • 7.6. Biến chứng thần kinh
  • 8. YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG VIÊM PHỔI
  • 8.1. Đánh giá mức độ nặng của viêm phổi theo tiêu chuẩn Fine
  • 8.2. Thang điểm CURB 65 đánh giá mức độ nặng của viêm phổi
  • 9. ĐIỀU TRỊ
  • 10. NHỮNG THỂ VIÊM PHỔI KHÁC
  • 10.1. Viêm phổi do virus :
  • 10.2. Viêm phổi do tụ cầu
  • 10.3. Viêm phổi do Klebsiella Pneumoniae
  • 10.4. Viêm phổi do Haemophylus influenzae
  • 10.5. Viêm phổi do hít phải
  • 10.6. Viêm phổi do ứ đọng
  • 10.7. Viêm phổi do xạ trị
  • 10.8. Viêm phổi sặc dầu
  • 10.9. Hội chứng Loeffler
  • 10.10. Viêm phổi do dịch hạch
  • 11. PHÒNG BỆNH
CHUYÊN MỤC
  • Nội Khoa
    • Cấp Cứu – Hồi Sức – Chống Độc
    • Tim Mạch
    • Hô Hấp
    • Tiêu Hóa
    • Thận Tiết Niệu
    • Thần Kinh
    • Nội Tiết
    • Dị Ứng Miễn Dịch
    • Huyết Học
    • Cơ Xương Khớp
  • Ngoại Khoa
    • Bỏng
    • Ngoại Cấp Cứu
    • Ngoại Tiêu Hoá
    • Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
    • Ngoại Lồng Ngực – Tim Mạch
    • Ngoại Thần Kinh
    • Ngoại Tiết Niệu
  • Sản Phụ Khoa
    • Sản Khoa
    • Phụ Khoa
    • Hiếm Muộn
    • Kế Hoạch Gia Đình
  • Nhi Khoa
    • Nhi Cơ Sở
    • Nhi Sơ Sinh
    • Nhi HSCCCĐ
    • Nhi Hô Hấp
    • Nhi Tiêu Hoá
    • Nhi Tim Mạch
    • Nhi Thận Niệu
    • Nhi Nhiễm
    • Nhi Huyết Học
  • Chuyên Khoa Khác
    • Da Liễu
    • Gây Mê Hồi Sức
    • Răng Hàm Mặt
    • Lao
    • Lão Khoa
    • Nam Khoa
    • Nhãn Khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Tâm Thần
    • Ung Bướu
  • Y Học Cơ Sở
    • Giải Phẫu Học
    • Sinh Lý Học
    • Hóa Sinh
    • Di Truyền Y Học
    • Dược Lý Học
    • Vi Sinh – Ký Sinh Trùng
    • Giải Phẫu Bệnh
  • Y Học Cổ Truyền
  • Y Tế Công Cộng
GIÁO TRÌNH NỘI
  • Triệu Chứng Học Nội
    • Nội Cơ Sở – ĐH Y Hà Nội
    • Triệu Chứng Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Nội – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Nội
GIÁO TRÌNH NGOẠI
  • Triệu Chứng Học Ngoại
    • Triệu Chứng Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Ngoại Cơ Sở – ĐHYD TPHCM
  • Bệnh Học Ngoại
    • Bệnh Học Ngoại – ĐH Y Hà Nội
    • Bệnh Học Ngoại – ĐHYD TPHCM
  • Điều Trị Học Ngoại
GIÁO TRÌNH SẢN NHI
  • Giáo Trình Nhi Khoa
    • Bài Giảng Nhi – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Nhi – ĐHYD TPHCM
  • Giáo Trình Sản Phụ Khoa
    • Bài Giảng Sản – ĐH Y Hà Nội
    • Bài Giảng Sản – ĐHYD TPHCM
  • Giới Thiệu | Điều Khoản Sử Dụng | Chính Sách Bảo Mật | Cộng Tác Viên | Ủng Hộ | Liên Hệ

    WEBSITE THƯ VIỆN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN DÀNH RIÊNG CHO CÁN BỘ Y TẾ.
    ĐỀ NGHỊ QUÝ VỊ BỆNH NHÂN KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý ÁP DỤNG CHỮA BỆNH. CHÚNG TÔI KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU CÓ HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC XẢY RA!
    © Copyright 2016 - 2019 ThuVienYHoc.Com. All Rights Reserved.